Anh Hà Văn Hải mua thân cỏ về nhân giống để bán (Ảnh: Quang Dũng).
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, anh Hải xin làm việc ở TPHCM nhưng lương thấp, không đủ sống nên quyết định về quê khởi nghiệp. Nhờ có 2ha đất đồi của bố mẹ, anh Hải về quê nuôi dê.
Ban đầu, anh nuôi 50 con dê thịt. Sau lứa nuôi đầu tiên thành công, anh Hải quyết định vay thêm vốn ngân hàng để tăng đàn lên gấp đôi. Sau khi nhập 100 con giống về nuôi, dê bị bệnh nhiều, gầy gò, chết yểu. Anh Hải phải bán tháo, lâm cảnh nợ nần.
"Khi đi học đại học, tôi làm thêm đủ thứ vẫn không đủ sống. Ra trường tưởng cuộc sống tốt hơn nhưng lại thất bại ngay lúc đầu khởi nghiệp, chán nản lắm", anh Hải tâm sự.
Sau cú sốc, anh Hải quyết định ra Bắc Ninh làm công nhân để có tiền trả lãi ngân hàng và tiếp tục ước mơ khởi nghiệp. Nhiều đêm, anh Hải trằn trọc về nguyên nhân thất bại nên đã mua thêm tài liệu, sách vở để nghiên cứu.
Qua tìm hiểu, anh Hải phát hiện cỏ tại một trang trại trên địa bàn là loại cỏ được trồng bằng hạt giống lấy từ Isreal, khác biệt với cỏ bản địa là không có lông.
Anh Hải nghi ngờ nguyên nhân dê bị bệnh và chết là do giống cỏ bản địa không phù hợp để chăn nuôi dê.
Năm 2016, sau thời gian nghiên cứu, học cách trồng cỏ, anh Hải quyết định ra Thái Nguyên học hỏi và mua giống cỏ sữa NLT-01 về trồng.
Cách trồng đơn giản, chỉ cần cắm thân xuống đất và tưới nước cho cỏ nảy mầm. Nhờ chất đất, khí hậu phù hợp nên cỏ sữa phát triển nhanh. Từ đó, anh Hải tự nhân giống và nghiên cứu cách phòng bệnh cho cỏ. Chỉ sau 2 năm, 2ha đất đồi của gia đình anh Hải đã trở thành một đồi cỏ mênh mông.
Anh Hải hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ (Ảnh: Quang Dũng).
Sau khi trồng cỏ sữa thành công, anh Hải bắt đầu bán nhưng ít người mua. Anh quyết định đi học thêm lớp truyền thông và quản trị để bán hàng.
Trong thời gian học ở Bắc Ninh, anh Hải lập nhóm bán hàng trên Facebook, Zalo, TikTok và Youtube. Khoảng 1 năm, các kênh bán hàng của anh được nhiều người theo dõi.
"Tôi cũng tìm đủ cách để quảng cáo, bán hàng. Ban đầu tôi bán theo cân thì ít người đặt mua. Sau đó tôi thử bán theo hom (từng khúc thân cỏ), mỗi khúc 1.000 đồng, nhiều người đặt mua hơn. Từ đó, tôi bán theo hom và ngày càng đông khách hàng, giờ bán khắp cả nước rồi", anh Hải chia sẻ.
Giải nhất nông dân ứng dụng khoa học
Sau khi trồng và bán thành công loại cỏ sữa NLT-01, anh Hải bắt đầu mở rộng nghiên cứu các giống cỏ khác để phù hợp đất, khí hậu của từng địa phương. Đến nay, cơ sở của anh Hải đã có hơn 20 giống cỏ, trong đó có 5 giống được nhập khẩu hạt từ Thái Lan.
Các giống cỏ của anh Hải được bán qua mạng, vận chuyển bằng đường bưu điện, có hướng dẫn kỹ thuật trồng. Giá bán rẻ, giống tốt, dễ trồng nên hiện nay, các giống cỏ của anh Hải khá được ưa chuộng.
Cơ sở của anh Hải giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương 5-7 triệu đồng/tháng/người; giải quyết việc làm cho hàng trăm người là cộng tác viên bán hàng và người dân trồng cỏ trong xã.
Anh Hải kiểm tra sâu bệnh trên đồi cỏ của gia đình (Ảnh: Quang Dũng).
Khởi nghiệp lần thứ 2 thành công, có vốn, anh Hải bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực sơn nhà. Hiện tại, anh cùng vài người bạn nhận thầu sơn nhà và làm đại lý cho một hãng sơn.
Chưa dừng lại ở đó, anh Hải còn thuê thêm đất, xây dựng một trung tâm chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động.
Đến nay, vợ chồng anh Hải có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình anh vừa xây xong ngôi nhà mới hơn 2 tỷ đồng và có trong tay một số vốn lớn để tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ông Trương Công Thuyên, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, chia sẻ: "Anh Hải khởi nghiệp rất thành công. Mới đây, anh giành được giải nhất nông dân ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Hiện cả xã có gần 10ha đất trồng cỏ theo mô hình và kỹ thuật của anh Hải, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Các công tác xã hội khác, anh cũng rất năng nổ, nhất là ủng hộ người nghèo ăn Tết và xóa nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo…".
" alt=""/>Bị cả làng cười vì trồng cỏ, chàng trai chờ 3 năm để đáp trả "cực gắt"Nhiều người chờ kết quả đấu giá bên ngoài khu vực tổ chức (Ảnh: Dương Tâm).
Theo anh, 25 lô đất lần này mang ra đấu giá có vị trí đẹp hơn so với 68 lô đất hồi tháng 8. Do đó, có thể nói phiên đấu giá lần này đã hạ nhiệt hơn trước.
Chia sẻ về lý do ít người tham dự đấu giá ở phiên lần này, anh Tùng cho rằng, do phiên đấu giá trước có tới 55 lô đất bỏ cọc nên nhiều nhà đầu tư sợ tham gia trúng không bán được ngay sẽ tiếp tục phải bỏ cọc. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, thị trường đất nền ven Hà Nội đã chững lại, không sôi động như cách đây 3 tháng.
Nhiều môi giới kê bàn ghế, dựng lều tại khu đất để tư vấn khách hàng mua chênh (Ảnh: Dương Tâm).
Phiên đấu giá đất lần này vẫn xuất hiện nhiều lô đất sau khi trúng lập tức được rao bán chênh. Đơn cử, ông Lương - nhà đầu tư tới từ Phú Thọ, vừa trúng lô đất có diện tích 157,19m2 với mức giá 45,3 triệu đồng/m2, tương đương hơn 7,1 tỷ đồng. Ngay sau khi trúng, người này lập tức rao bán chênh với mức giá 1 tỷ đồng. Như vậy, nếu giao dịch thành công lô đất này sẽ có giá trị 8,1 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Các lô đất có diện tích từ 60m2 đến 85m2, với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá thu hút 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Một số lô đất đang được rao bán chênh trên các hội nhóm bất động sản (ảnh chụp màn hình).
Đáng chú ý, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng từ 63 triệu đồng/m2 đến 80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, sau đó có 55 lô bị bỏ cọc, bao gồm cả lô đất giá cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2. Trong tổng số 13 lô nộp đủ tiền, lô cao nhất có giá 55 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Đấu giá đất Thanh Oai căng như dây đàn: Giá trúng cao nhất 90 triệu đồng/m2Chuyên gia Nga lưu ý, tốc độ Mach 10, hay gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tương đương với 3km mỗi giây. Ông Litovkin cho rằng, khó có hệ thống phòng không hoặc phòng thủ tên lửa nào trên thế giới có khả năng đánh chặn những tên lửa siêu vượt âm này.
"Phương Tây không có tên lửa bay với tốc độ như vậy hoặc tên lửa siêu vượt âm nào như vậy. Mặc dù Mỹ đã nhiều lần khoe rằng họ có những tên lửa tương tự, nhưng họ chưa bao giờ cho tên lửa bay để thể hiện điều đó", ông Litovkin nói thêm.
Nga phóng tên lửa Oreshnik vào Ukraine (Nguồn: RT).
Ngoài ra, tên lửa Oreshnik cũng được trang bị nhiều đầu đạn. "Tên lửa tăng tốc toàn bộ đầu đạn lên tốc độ siêu vượt âm với các khối tách biệt bay đến mục tiêu cũng ở tốc độ siêu vượt âm", ông Litovkin nói.
Một số chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa mới của Nga có thể mang theo ít nhất 6 đầu đạn. Tên lửa được phát triển mới, dựa trên công nghệ siêu vượt âm tiên tiến và vật liệu hiện đại.
Oreshnik dường như có đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), tức là các đầu đạn riêng biệt mang khối nổ thông thường hoặc khối nổ hạt nhân để tấn công các mục tiêu khác nhau.
Nhà phân tích quân sự Vladislav Shurygin nói với trang tin Izvestiyarằng, Oreshnik có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân hiện có. Nó cũng có thể phá hủy các boongke kiên cố nằm ở độ sâu lớn mà không cần sử dụng đầu đạn hạt nhân.
Các chuyên gia cho rằng tên lửa tầm trung Oreshnik sẽ chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để tiếp cận các mục tiêu quan trọng của NATO ở châu Âu. Theo một số ước tính, tên lửa này có thể tiếp cận căn cứ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ tại Redzikowo, Ba Lan trong vòng 8-11 phút.
"Hệ thống tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu biệt lập, được bảo vệ cao. Dựa trên nhiệm vụ và tầm bắn, tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, khiến nó khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác", Sergey Karakayev, chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Nga tuyên bố.
Đài BBC dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km. Với tầm bắn như vậy, Oreshnik có thể vươn đến hầu hết châu Âu, nhưng chưa thể tới Mỹ.
Báo Le Monde dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao của Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp cho rằng, các hệ thống phòng không của phương Tây có khả năng phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Nga nhưng khó có thể bắn hạ tên lửa.
Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) cho biết, trong vụ phóng mới nhất, thời gian bay của tên lửa Nga từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan đến khi chạm đích tại thành phố Dnipro là 15 phút. Tên lửa được trang bị 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 đầu đạn con. Tốc độ ở giai đoạn cuối là trên Mach 11.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, tên lửa Oreshnik là một trong những tiến bộ quân sự mới nhất của Nga, không phải là sự hiện đại hóa vũ khí cũ của Liên Xô. Ông chủ Điện Kremlin khẳng định chưa nước nào trên thế giới có loại vũ khí như vậy. Theo ông, các quốc gia khác đang nghiên cứu những phát triển tương tự, nhưng họ sẽ không có hệ thống này trong ít nhất một hoặc hai năm nữa.
Tổng thống Putin ca ngợi Oreshnik là tên lửa có độ chính xác và hiệu quả rất cao. Ông xác nhận tên lửa Oreshnik có thể đạt tốc độ từ 2,5 đến 3km/giây, nghĩa là không có hệ thống phòng không nào trên thế giới có khả năng đánh chặn.
" alt=""/>Mỹ, NATO bất lực trước tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga?